Thứ Hai, 29 tháng 12, 2014

Bảy bài học làm người

HỌC LÀM NGƯỜI là một khóa học cuộc đời, nó không có bằng cấp, không có thời gian và không bao giờ có kết quả hoàn toàn. Trong này có 7 bài để tất cả những ai muốn học để tự hòan thiện mình. Tùng suy tầm thấy nó rất cần thiết nên đưa vào trang Blog Gia đình để anh em và con cháu HOC. Xin cám ơn tác giả bài viết này ở trang Nghệ Thuật Sống. 

Một hôm người đệ tử này trở về, thưa với Đại sư. Thưa thầy nay con đã có học vị tiến sĩ rồi, sau này con phải học những gì nữa? Ngài Tinh Vân bảo: Học làm người, học làm người là việc học suốt đời chẳng thể nào tốt nghiệp được. 


Thứ nhất, “học nhận lỗi“. Con người thường không chịu nhận lỗi lầm về mình, tất cả mọi lỗi lầm đều đổ cho người khác, cho rằng bản thân mình mới đúng, thật ra không biết nhận lỗi chính là một lỗi lầm lớn.

Thứ hai, “học nhu hòa“. Răng người ta rất cứng, lưỡi người ta rất mềm, đi hết cuộc đời răng người ta lại rụng hết, nhưng lưỡi thì vẫn còn nguyên, cho nên cần phải học mềm mỏng, nhu hòa thì đời con người ta mới có thể tồn tại lâu dài được. Tâm nhu hòa là một tiến bộ lớn trong việc tu tập.


Thứ ba, “học nhẫn nhục“. Thế gian này nếu nhẫn được một chút thì sóng yên bể lặng, lùi một bước biển rộng trời cao. Nhẫn, vạn sự được tiêu trừ. Nhẫn chính là biết xử sự, biết hóa giải, dùng trí tuệ và năng lực làm cho chuyện lớn hóa thành nhỏ, chuyện nhỏ hóa thành không.


Thứ tư, “học thấu hiểu“. Thiếu thấu hiểu nhau sẽ nảy sinh những thị phi, tranh chấp, hiểu lầm. Mọi người nên thấu hiểu thông cảm lẫn nhau, để giúp đỡ lẫn nhau. Không thông cảm lẫn nhau làm sao có thể hòa bình được?

Thứ năm, “học buông bỏ“. Cuộc đời như một chiếc vali, lúc cần thì xách lên, không cần dùng nữa thì đặt nó xuống, lúc cần đặt xuống thì lại không đặt xuống, giống như kéo một túi hành lý nặng nề không tự tại chút nào cả. Năm tháng cuộc đời có hạn, nhận lỗi, tôn trọng, bao dung, mới làm cho người ta chấp nhận mình, biết buông bỏ thì mới tự tại được!

Thứ sáu, “học cảm động”. Nhìn thấy ưu điểm của người khác chúng ta nên hoan hỷ, nhìn thấy điều không may của người khác nên cảm động. Cảm động là tâm thương yêu, tâm Bồ tát, tâm Bồ đề; trong cuộc đời mấy mươi năm của tôi, có rất nhiều câu chuyện, nhiềulời nói làm tôi cảm động, cho nên tôi cũng rất nỗ lực tìm cách làm cho người khác cảm động.

Thứ bảy, “học sinh tồn”. Để sinh tồn, chúng ta phải duy trì bảo vệ thân thể khỏe mạnh; thân thể khỏe mạnh không những có lợi cho bản thân, mà còn làm cho gia đình, bạn bè yên tâm, cho nên đó cũng là hành vi hiếu đễ với người thân. 



Thứ Sáu, 26 tháng 12, 2014

Ba Mẹ đoàn tựu

Vừa mới thấy ảnh mộ ba bên cạnh mộ mẹ trên Facebook của anh Tâm, tự nhiên thấy mừng và cảm động quá. Vậy là mong ước của anh em là di mộ ba về bên cạnh mẹ vào tháng 11 âm lịch đã được hoàn thành. Việc này phải tuyên dương anh Tâm, đã công khó lo lắng việc hiếu nghĩa đúng theo kế hoạch. Mới thấy việc gì nếu anh em đồng tâm nhất trí và đoàn kết thì cũng qua được hết, Mới đầu nghe Thưởng nói cũng có chút khó khăn ban đầu nhưng rồi cũng xong được việc lớn. Ba mẹ về được cạnh nhau là trên hết.

Chắc ba mẹ ở chín suối vui lắm, mẹ đã có ba bên cạnh mãi mãi, không còn cô quạnh như những ngày đầu, nhất là đang mùa mưa lạnh lẽo của mùa Giáng Sinh mà ba mẹ bên nhau thì thật đúng là mong ước của ba mẹ và của tất cả chúng con.

Chúng con vẫn còn một ước nguyện nữa mà chắc ba mệ cũng biết là sớm đưa ông bà nội về với ba mẹ, vậy mong ba mẹ phù hộ cho các cháu và chúng con sớm có điều kiện và đồng tâm đưa mộ ông bà về bên ba mẹ, hy vọng sang năm ông bà cũng sẽ về với ba mẹ. Anh em và các cháu nhớ việc này và cố lên nghe!

Mấy bữa nay nghỉ lễ dài ngày lại bị cảm lanh cả nhà nên vẫn chưa lên thắp hương được cho ba mẹ, vài ngày nữa hết bệnh con và các cháu sẽ sớm lên thăm ba mẹ.


Mộ ba đang hoàn thiện (ngày 24.12.2015)

Mộ mẹ 

Mộ ba mẹ bên nhau (chụp ngày 24.12.2014) 
Toàn cảnh khu mộ Tộc Lê Ngọc 




Thứ Năm, 25 tháng 12, 2014

Chữ TÂM

Có một bài viết về chữ Tâm, Tùng ghi lại để anh em đọc và suy ngẫm và cố gắng áp dụng cho mình và cho mọi người.



Một phút suy tư: Chữ TÂM  

Tâm là một điểm tuy nhỏ nhưng quan trọng, nên người ta mới gọi là tâm điểm.
Tâm của con người càng quan trọng hơn vì nó nói lên nhân cách của một con người: 

- Tâm lệch lạc thì cuộc sống nghiêng ngã đảo điên.
- Tâm gian dối thì cuộc sống bất an.
- Tâm ghen ghét thì cuộc sống hận thù.
- Tâm đố kỵ thì cuộc sống mất vui.
- Tâm tham lam thì cuộc sống dối trá …


Cho nên , ta không những đem tâm của mình đặt ngay trên ngực để yêu thương, mà còn:

- Đặt trên tay để giúp đỡ người khác.
- Đặt trên mắt để nhìn thấy nổi khổ của tha nhân.
- Đặt trên
 trán để mau mắn chạy đến với người cùng khổ.
- Đặt trên miệng để nói lời an ủi với người bất hạnh.
- Đặt trên tai để biết nghe lời than trách, góp ý của người khác.
- Đặt trên vai để biết chịu trách nhiệm và chia sẻ trách nhiệm với anh em chị em
.

Thân xác không tim thì thân xác chết, làm người không có tâm thì cuộc sống chỉ có hận thù và là mối nguy hiểm cho mọi người.


Ý nguyện cuối cùng của Alexandre Đại Đế



Tùng vừa thấy một câu chuyện đáng để anh em và con cháu đọc và suy ngẫm và vấn đề là làm gì sau đó. Tùng trích toàn văn câu chuyện:

Những ý nguyện cuối cùng của ngài Alexander Đại Đế khi sắp chết. Ngài Alexander Đại Đế cho triệu tập các quan trong triều đình đến để truyền đạt ba ý nguyện cuối cùng của mình. Ngài phán rằng:

1 - Quan tài của ngài phải được khiêng đi bởi chính các vị ngự y (bác sĩ) giỏi nhất của thời đó.

2 - Tất cả các báu vật của ngài (vàng, bạc, châu báu, ...) phải được rải dọc theo con đường dẫn đến ngôi mộ của ngài, và ...

3 - Đôi bàn tay của ngài phải được để lắc lư, đong đưa trên không, thò ra khỏi quan tài để cho mọi người đều thấy.

Một vị cận thần của ngài, rất đổi ngạc nhiên về những điều yêu cầu kỳ lạ này, và đã hỏi ngài Alexander lý do tại sao ngài lại muốn như thế.

Ngài Alexander đã giải thích như sa

1 - Ta muốn chính các vị ngự y (bác sĩ) giỏi nhất phải khiêng quan tài của ta để cho mọi người thấy rằng một khi phải đối mặt với cái chết, thì chính họ (là những người tài giỏi nhất) cũng không có tài nào để cứu chữa.

2 - Ta muốn châu báu của ta được vung vãi trên mặt đất để cho mọi người thấy rằng của cải, tài sản mà ta gom góp được ở trên thế gian này, sẽ mãi mãi ở lại trên thế gian này (một khi ta nhắm mắt xuôi tay từ giả cỏi đời).

3 - Ta muốn bàn tay của ta đong đưa trên không, để cho mọi người thấy rằng chúng ta đến với thế giới này với hai bàn tay trắng và khi rời khỏi thế giới này chúng ta cũng chỉ có hai bàn tay trắng. Đến cuối cuộc đời, chúng ta sẽ nghiệm ra rằng, kho tàng quý giá nhất trên cuộc đời này là:thời gian. http://mail.yimg.com/us.yimg.com/i/mesg/tsmileys2/40.gif

Bìa Nhạc, tựa bài, ký tặng và một số ghi chép về Nhạc Sĩ Phạm Duy

Đúng là như tác giả nói tháng 12 cuối năm thường là tháng cuối cùng dể làm người ta ngồi ôn lại và nhớ lại những cái đã qua. Mình cũng là típ người ưa hoài cỗ, ưa những cái của ngày xưa mà ngày nay khó có và không thể lấy lại được. Nghỉ lễ Giáng Sinh dài ngày ngồi mở mạng và thật tình cờ thấy trang Blog: hoctrovietblopspot.com có nhiều bài hay và lại về cái xưa cũ. Xin mạn phép tác giả Hiệp Dương cho mình xin copy bài viết này để lưu lại cho anh em xem và đọc kẻo mất. Xin lưu lại ngay từ trang đầu tiên:
Bạn,

Đúng là tháng 12 là tháng để người ta gom góp lại, nhớ lại những kỷ niệm đã qua trong năm, cũng như trong quá khứ. Lan man trên mạng, tôi tìm thấy trang này, gồm một số hình ảnh xưa ...

https://www.facebook.com/tran.x.loc/posts/268631629969182

rồi tôi chợt nhớ ra rằng tôi cũng có một số bìa nhạc quý hiếm mà nhạc sĩ Phạm Duy đã chính tay scan rồi gửi sang tặng tôi làm kỷ niệm. Và cả một số bìa tập nhạc do tôi sưu tầm nữa. Nay tôi muốn đăng lên trang này để chia xẻ với bạn đọc trang "Học Trò Việt". Tất cà những tài liệu này (ngoại trừ các bản nhạc in trước 75) tôi đều có bản chính (sách), để trang trọng trong tủ sưu tầm nhạc và sách vở của nhạc sĩ. Chúng đã là tài liệu chính để tôi làm cuộc "tìm hiểu nhạc Phạm Duy" mà bạn đọc chắc cũng đã xem qua ...




























 Trong một dịp đến chào Ông trước khi nhạc sĩ hồi hương, tôi mang bộ sưu tập nhạc đến và xin Ông ký tặng:




Sau này, khi Ông hoàn tất "Minh Họa Truyện Kiều", tôi vô cùng xúc động vì Ông đã nhớ đến tôi và gửi tặng quyển sách nhạc này.



 Tôi rất hy vọng anh Duy Cường sẽ hoàn thành nửa phần 3 và toàn bộ phần Bốn trong tương lai không xa, để chúng ta có dịp nghe tận tai và thưởng thức những âm thanh sáng tạo mà nhạc sĩ đã bỏ rất nhiều năm mới hoàn thành. Mong lắm!!!


Còn sau đây là một số bìa nhạc xuất bản trước 75 của nhạc sĩ:




























Và một bìa nhạc xưa,  thời mà báo Thiếu Nhi còn phát hành, bìa thực đẹp do họa sĩ Vivi Võ Hùng Kiệt phụ trách. Chỉ nhìn thoáng qua là biết liền, nét vẽ của người nghệ sĩ tài hoa ...





Xin mến chúc bạn một Mùa Giáng Sinh an lành và một năm mới an khang thịnh vượng.

Thân ái chào bạn,

11 Dec 2014

Học Trò