Chủ Nhật, 11 tháng 12, 2011

3 ĐIỀU GIÁ TRI TRONG CUỘC SỐNG

Tùng gởi ACE và các cháu 1 clip: 3 ĐIỀU giá trị cho mình trong cuộc sống để tự rèn luyện và để sống tôt.

Xem và suy ngẫm

Hôm qua, Bác Tâm gởi 1 video clip rat hay, đã chuyển cho các anh em và con cháu, Hôm nay lại tinh cờ thấy video nay theo 1 kiểu khác. Tùng gởi lại để xem và dọc cho dể: Vấn đề không phải đọc rồi thôi mà phải suy nghỉ mà ngẫm lại mình và chuyển cho nhiều người khác hiểu thêm:

Thứ Tư, 23 tháng 11, 2011

Nhà Tôi - 33 Lê Phụng Hiểu - An Hải Bắc - Sơn Trà - Đà Nẵng

Hôm nay Tùng xin giới thiệu Ngôi Nhà của gia đình mình tại số 33 Lê Phụng Hiểu, Quận Sơn Trà, Thành phố Đà Nẵng. Đây là ngôi nhà mà hai vợ chồng  mình đã chắc chiu dành dụm qua nhiều năm, đổ biết bao công sức và trí tuệ để tạo dựng nên.

Ngôi nhà mua năm 2002 với giá 230 triệu và cũng hết tiền và bỏ trống đến hai năm sau mới bắt đầu nâng cấp. Ngôi nhà được nâng cấp là nhờ một phần lớn công lao của Dượng Đoàn, đã dành thời gian hơn bốn tháng coi sóc và quản lý, vì thời gian này Tùng đang công tác tại Huyện Hiên và  chỉ có mặt vào những ngày cuối tuần Thứ Bảy và Chủ nhật. Toàn bộ phần trang trí và thiết kế chỉ tham khảo qua tập san Thiết Kế Nhà Đẹp, vẽ lại sau các tờ lich rồi giao lại cho Dượng hướng dẫn cho thợ làm. Phần cửa gỗ đều nhờ Anh Kiểm nhờ thợ mộc ở Xã Zơ Ngây đóng và chở từ Huyện Hiên về và mua lại một số cửa thanh lý của Công ty Sông Nam Sông Bắc và tập kết gần  2 năm mới đủ. Chủ Thầu là em Thanh, thợ nề  đều ở quê ra, tất cả anh em đều trẻ, làm ăn xa nên sống thật thà, tình cảm.

Ngày mừng Nhà Mới gần như đông đủ bà con, bạn bè, đồng nghiệp và cả anh chị em ở Huyện Hiên đến chúc mừng. Tùng gần như bật khóc khi đứng giữa ngôi nhà mới phát biểucám ơn mọi người. Đúng đây là thành quả 1 đời mà mình không nghỉ có được, chỉ tiếc là Ông Nội không có mặt để vui cùng gia đình mình, chỉ nhớ một lần chở Ông Nội qua thăm khi chưa sữa nhà, Ông nội mừng và hỏi
Nhà này có phải tiền của con mua không ? và rồi Ông Nôi không còn dịp nào để qua thăm lại 1 lần nào nữa.

Bây giờ đã gần bảy năm trôi qua, ngôi nhà cũng đã che chở và đã trải qua những tháng ngày mưa bão dữ dội. ngôi nhà cũng  là nơi gặp mặt bà con họ hàng hằng năm, nơi hội họp đàn hát cùng với bạn bè thân quen và cả các thầy giáo cũ của những năm còn học trường Phan Châu Trinh.

Ngôi nhà cũng là nơi gìn giữ những hiện vật sưu tầm từ thời thơ ấu, từ những chuyến đi công tác trong và ngoài nước, những tặng phẩm của bạn bè, những kỹ vật của Ông bà Nội, Ông bà Ngoại và cả những sách vỡ từ thời cấp sách đến trường.

Cuốn video clip này, Tùng quay lại để con cái hiểu được những gì mà ba mẹ đã xây dựng và giữ gìn. Với anh chị em, ban bè và những người thân yếu, xem đây như là một nơi có 1 lần nào đến chơi, có 1 chút gì đó lưu lại để nhớ và để quên rồi để gió cuốn đi. (Video clip này nặng quá không tải lên được. Tùng tairt 1 số ảnh mới chụp ngày 2.01. 2012. Mời ACE và các con xem.


 Ảnh chụp Gia đình Xuân Năm 2002
                             Phòng khách gia đình tầng trệt

Phòng Thờ tầng 1
                   

                                Phông cầu thang lên tầng 3



Chứng chỉ Pháp danh của Tùng cấp tịa chùa Châu Trinh - Chi Lăng Huế do Ôn Chúng trụ trì: Pháp danh Nguyên Bá


                        Vườn phía sau Thư Phòng tầng 3



Một góc của Tịnh Thư Viên tầng 3


                                       

                                     Mặt chính của Tịnh Thư Viên tầng 3
Kệ sách và các vật dụng tại Tịnh Thư Viên tầng 3, Nơi đây lưu giữ tất cả các vật Tùng đã sưu tầm từ khắp nơi, bắt đầu sưu tầm tem từ năm lớp 4 trường Nam Tiểu Học, bây giờ là Trường THPT Phan Chu Trinh, sách đọc từ nhỏ. Nơi đây cũng lưu giữ một số kỷ vật của gia đình bên Nội, Ngoại, bạn bè thân tặng và các vật lưu niệm của những trường học và công việc Tùng đã trải qua như Giáo Viên, Chuyên viên Sở LĐTB&XH, NARV, WV...


     Một góc Trước cửa vào Tịnh Thư Viên tầng 3




Bàn Thờ Phật Bà tầng 2



                                                  Phông bên phải phòng khách





Phông bên phải phòng khách tầng trệt




Mặt tiền nhà gia điình Tùng- số nhà 33 Lê Phụng Hiểu, phường An Hải Bắc - Sơn Trà - Đà Nẵng.




Bộ Cối đá trước nhà





                Phông bên trái phòng khách tầng trệt




Cảnh nhìn từ tầng 2 xuống, cây Râu Ngọc Hoàng cũng đang mọc râu.




                      Góc trái sau Tịnh Thư Viên tầng 3




Phòng Khách nhìn từ trong ra.



           Bộ bài Mạt Chược, Kỹ vật Ông Nội để lại








              Góc hiên trước nhà.
Cám ơn các ACE đã dành thời gian theo dõi,









Thứ Hai, 14 tháng 11, 2011

CÂY PHỔ HỆ - GIA ĐÌNH LÊ NGỌC

Ancestry.com

Đây là trang Web dùng để xây dựng cây PHỔ HỆ gia đình, ACE nên vào để nối tiếp và bổ sung xây dựng cây này ngày một nhiều hơn và đủ thông tin hơn. Cây đã xây dựng sẳn, chỉ cân đư thông tin cá nhân và hình ảnh từng ngươi vào thì cây sẽ tự động vươn ra từng nhánh. Có thể hiện nhánh nằm ngang hoạc năm dọc.

Để vào được Cây Phổ hệ "LE NGOC Family Tree" mà Tùng đã tạo sẳn 1 vài nhánh, anh em vào địa chỉ bên góc tráitrong blog LÊ NGỌC ĐÀ NẴNG là Ancestry.com, rồi nhập địa chỉ: lntung và nhập password: ctut3nz thì sẽ thấy cây PHỔ HỆ " LE NGOC Family Tree" . và từ đó cứ thêm nhánh lần vào theo dấu +  ở dưới các ô theo quan hệ gia đình riêng của mình hay quan hệ bên nội hay ngoại.

Vậy anh em làm thử để cây thêm sum sê và có nhiều nhánh và đầy đủ thông tin. Có thể nhập tiengs Việt. Đôi khi có một số ngạc nhiên hiện ra khi nhập các mối quan hệ này.

Hy vong anh em tham gia xây dựng Cây PHỔ HỆ cho Gia Đình mình.

Good day to all,

Thứ Bảy, 12 tháng 11, 2011

Góc Thư Pháp Thanh Sơn

Đúng là bây giờ mới có dịp thấy được Góc Thư Pháp của Thanh Sơn, và cũng rất tình cờ khi đi vào Phố Tây tại quận I Sài Gòn. Mình biết thư pháp Thanh Sơn cách đây cũng gần 4 năm nhân ngày Lễ Hội Quán Thế  Âm tại Ngũ Hành Sơn, Lễ hội có sự tham gia Thuyết giãng của Thiền sư Nhất Hạnh,tổ chức triển lãm thư pháp và đặc biệt có 1 bức Thư Pháp Lớn nhất Việt Nam (dài 38m X1,8 m) gồm 14 đại tự (“Nguyện cầu quốc thái dân an - thế giới hòa bình - chúng sanh an lạc”) và 14 nhà Thư Pháp nổi tiếng tham gia viết.


Thư quán Thanh Sơn ở địa chỉ 40A Bùi Viện, Phường Pham Ngũ Lão, Quận I HCM, anh em có thể tham khảo thêm ở Trang web: WWW.thanhsontradaoviet.com. Thư pháp được thể hiện qua nhiều tác phẩm: trên tranh, đá, tre, trên dĩa... đặc biệt kết hợp với trà đạo làm nổi lên phong cách Trà Đạo Việt len lỏi giữa Thư Pháp và Đạo Trà. Mình thích Thư pháp Thanh Sơn vì nét chử toát lên cái Hồn Việt trong đó, Nét bút của Thanh Sơn có hao hao giống nét thư pháp của Anh Hồ Công Khanh. Tùng gởi một chút vị của Thư quán Thanh Sơn trong chuyến thăm vừa qua:

Một bức thư pháp treo trong nhà, có thể làm tan đi nỗi phiền muộn







 Hãy mở lòng ra với mọi người.


Buồn vui rồi cũng qua,
Thành bại rồi cũng bỏ,
Đến đây hai tay trắng,
Trở về không vấn vương.

Thứ Ba, 11 tháng 10, 2011

Còn chút gì để nhớ -Phạm Duy

Tự nhiên lại thấy thích và nhớ bài Còn chút gì để nhớ của Pham Duy. Nhớ lại con đường dài thăm thẳm của Phố Núi đã hai ba lần đi công tác đến Huyện Chư Sê và Tỉnh Dak Lák. Bài này Pham Duy phổ thơ của Thi Sĩ Vũ Hữu Định. Anh em nghe lại để nhớ và để quên 1 thời nghe.


Thứ Bảy, 8 tháng 10, 2011

MỘT GÓC NHỎ GIA ĐÌNH LÊ NGOC TẠI SÀI GÒN (2)

Bây giờ anh Tùng nói về gia đình thứ 2, Gia đình Phú Bích. Nếu có gì không đúng và không phải hai em bỏ qua, đôi dòng này là tình cảm và nhắn nhủ của một người anh đối với gia đình em ở phương xa.

Phải nói là 2 em là người tiên phong vào nam lập nghiệp. Anh vẫn có nhớ khi Phú ra trường và đi xin việc tại Đà Nẵng, lúc đó vẫn còn nhiều khó khăn về cơ hội việc làm Phú thi tuyển và Viêt Nam Airline, cũng được vào vòng trong rồi nhưng không được. Có lẽ lúc đó không biết đường chung chi và cũng không có tiền đâu để lót đường vì vào Hàng Không là một một ngành sáng giá lúc bấy giờ và là 1 ngành của Con ông cháu cha mà.

Rồi Phú thi vào Nhà máy thuốc lá ở Phường Khuê Trung - Hòa Vang, anh nhớ Công ty liên doanh thuốc lá Salem thì phải và đã vào thử việc cũng đươc hơn 1 tháng rồi nghỉ do lương thử việc quá thấp. Rồi Anh Vững gọi vào làm với ảnh ở công ty Xuất khẩu Hải Sản Sakura Nha Trang. Anh không biết em làm ở Nha Trang bao lâu, hình như chưa được 6 tháng rồi bỏ vào Sài Gòn để làm công ty Côngtener. Hai năm sau thì 2 em tổ chức đám cưới. Công ăn việc làm suông sẽ rồi mua nhà. Lúc đó mua nhà ở Sài Gòn là 1 điều không dể đối với những ai vào lập nghiệp tại đó. Anh nhớ Ba mẹ và cứ hay cầu nguyện và nói với anh về việc này. anh không nhớ 2 em sinh Cu Ben khi đã mua nhà nay chưa , cu Ben thì nói con sinh ra đã thấy nhà này rồi. Mỗi anh có dịp vào SG công tác thăm gia đình 2 em, anh thấy cuộc sống có vẽ thoải mái lắm.



Quán Cafe Du Miên, Gặp mặt với Thống, Gia đình Phú Bích, Việt và Dũng ngày 1.10.2011
Anh không biết công việc làm ăn của 2 em như thế nào, nhưng chắc chắn đang ở trong giai đoạn nhiều khó khăn và thử thách. Hai em cần chung sức chung lòng và sáng suốt vượt qua cuộc chơi này. Nhất là Phú, làm kinh doanh, em chắc chắn đã có những trải nghiệm và bài học xương máu cho mình. chắn chắn sẽ nhiều căng thẳng hơn, cần tỉnh tâm và sáng suốt hơn, Anh thấy em vẫn còn thói quen ăn nhậu sau giờ làm việc, vẫn biết có nó để có quan hệ để phục vụ công việc cho mình, nhưng cái gì cũng có mức độ của nó, ăn nhậu cũng phải tốn tiền và hại sức khỏe nữa, chưa kể

     Cafe Vườn Xuân sáng ngày 6.10,2011
là xe cộ đi lại như mắc củi như ở Sài Gòn. Về nhà sớm hơn 1 chút, dành thời gian cho gia đình và 1 món thể thao cho mình và đặc biệt là dành thời gian cho các cháu nhiều hơn, anh nghỉ em sẽ tìm thấy niềm vui và thư giản nhiêu hơn. Cần cân bằng giữa công việc và gia đình.  Cuộc sống ở Sài Gòn đầy thách thử và căng thẳng cứ mỗi khi bước ra khỏi nhà, em đã đọc cuốn " Người Trung Hoa ở Nữu Ước" chưa ? trong cuốn sách này có 1 câu: "Nước Mỹ không phải là thiên đường, cũng không phải là địa ngục mà là Chiến trường" Anh ví Sài Gòn cũng như vậy, chiến trường bây giờ khác xưa không còn là súng ống nữa mà là trí óc con người, không những phải dũng cảm mà còn phải có trí óc và thế lực và tài lực nữa.

Thỉnh thoảng anh nghe em nói về Đà Nẵng và Cơ hội việc làm. Theo anh nghĩ, việc này cũng cần tính toán trước và tham dò kỹ. Anh biết những ai đã quen sống và  làm ăn ở Sài Gòn thì trở lại Đà nẵng cũng khó khăn lắm đặc biệt là làm về kinh doanh, Em thấy anh Vững cũng đã quay về ĐN được gần 3 năm, với nhiêu công việc thay đổi rồi cũng về lại Nha Trang. Đà Nẵng là một nhỏ, hiện đang phát triển nhưng không có nhiều cơ hội và tiềm năng nhiều. Trong thời gian qua  ĐN sôi động chỉ ở mãng Phát triển cơ sở hạ tầng và Địa ốc, con công ăn việc làm thì ngày càng khó, Đại bộ phận người dân thực tế sống bằng lương nhân viên nhà nước và công nhân các khu chế xuất và phải thắt lưng buộc bụng và tỷ lệ thay đổi công việc rất nhỏ. Từ đó thấy rõ cuộc sống không bon chen, ít căng thẳng hơn, và vật giá có dễ chịu hơn. Anh nghĩ, những ai đã quen làm với tác phong và cường độ công việc tại Sài Gòn về Đà Nẵng sẽ chán, chưa nói là việc kiếm cho được một công việc phù hợp và có thu nhập tạm đủ sống. Nghành của em đang làm, ở đây cũng ít và khó, Nghành của Bích, thì Ngân hàng ở đây hiện đang cắt giảm do không thể kinh doanh trong thời buổi lạm phát và nhiều cơ chế thay đổi này. Nên về việc này, thì 2 em tính bàn bạc và tính tóan kỹ.


Thôi anh phải ngừng tại đây, Bài số 1 anh nói với Thống, nếu được em gọi Thống đọc và mấy cháu cho nó xem ảnh gia đình mình và mấy ảnh anh chụp ở Sài Gòn vừa qua.

Chúc hai em may mắn, hạnh phúc và sức khỏe. Chắc gặp hai em ở đám cưới Cu Việt sắp đến. Anh gởi ảnh Cu Ben và Bé Giáng My, mấy cháu chắc đang chờ có ảnh lên mạng đó. Bác Tùng chúc hai cháu ngoan ngoãn và học giỏi.













Giáng My đang làm dáng













                                              Cu Ben đang làm King Kông
















Đừng ăn hiếp em nghe !













                 Vui lên nghe con, mỗi ngày đi học là một ngày vui















Cu Dũng, những ngay đầu xa nhà. Cố lên con nghe. Có câu này trong "Tâm Hồn Cao Thượng" tặng con:" Cố lên hởi anh lính trong đoàn quân lớn lao kia, lấy sách vở làm bãi chiến trường, coi sự ngu dối là thù địch". Cafe Du Miên ngày 1.10.2011.






                                    Cu Ben, dậy đi học nghe, trể rồi












Quán Ruốc - Mường Mán

Mai về giũ bụi bên lều quán
Ta sẽ gặp người Cơm Hến ơi
Tha hương ai nhớ màu mưa nắng
Ta nhớ mặn mòi vị Ruốc tươi.







     Đất khách muôn trùng sao nhỏ hẹp
     Quê nhà một góc nhớ mênh mông.


                              

                    Một chút gì để nhớ để quên.   
 Hội ngộ bạn bè thân thương Đà Nẵng (Lộc, Mỹ, Phú, Viễn, A Quy và BS Chinh)                                         Ngày 4.10.2011

Thứ Sáu, 7 tháng 10, 2011

Một góc nhỏ gia đình Lê Ngoc tại Sài Gòn (1)

Hai em Thống và Phú, anh xin mượn trang Blog này để viết về 1 góc nhỏ gia đình mình tại thành phố Hồ Chí Minh. Anh nói 1 góc nhỏ vì gia đình mình có 09 anh chị em và 2 em là người rời xa quê đầu tiên vào miền nam lập nghiệp. Phú, gia đình em là người tiên phong và đến gia đình Thống và có lẽ sau này có thể là Việt, Dũng con anh Tấn chị Thu và Quỳnh Hoa, con anh Tuấn. Anh cũng đã có rất nhiều dịp thăm gia đình 2 em những năm trước và sau khi Ba còn sống, khi đó, ba rất lo cho gia đình em Phú và lúc nào cũng cầu nguyện mong sao cho gia đình các em làm ăn sinh sống được bình an và phát triển tại thành phố lớn nhất nước này và Ba mẹ cũng rất tự hào vì các em cũng thành đạt và bương chãi được. Rồi đến gia đình Thống, sau thất cơ lỡ vận cũng vào Sài Gòn cố tâm lập nghiệp... 

Lần này, sau hơn bốn năm, Anh Tùng lại có dịp đi công tác Sài Gòn và thăm gia đình hai em và các cháu. Lần nầy anh Tùng không vui như những lần trước đây, không nói ra chắc 2 em Phú và Thống  biết rồi.

Thống, Gia đình em vẫn chưa tròn cho lắm, Cuộc sống có sinh tất có tử, Vân, vợ em vắng số đã sớm ra đi. Anh nghĩ ở đâu đó vân cũng không yên lòng khi hai đứa nhỏ  không có một bàn tay phụ nữ chăm sóc và chắc cũng sẽ rất vui khi em đi bước nữa để có người chăm sóc mấy cháu. Anh đến thăm nhà, thấy 3 cha con rồi lại liếc nhìn di ảnh của Vân trên bàn thờ, thấy tội nghiệp cho các cháu, những lúc em đi làm tối mới về, Vân, chắc cũng không chịu được và hình như qua ánh mắt anh thấy Vân như muốn em đi bước nữa để có người chăm sóc các cháu khi đang còn nhỏ và khi em cũng chưa đến tuổi về già. Em cũng không thể kéo dài cuộc sống như vậy, khổ cho em và tội cho các cháu, biết bao nhiêu người cũng con đàn cháu đống và họ cũng có niềm vui của mình lúc về già.

Gia Đình Thống tại Tầng 04, Chung cư Bưu Điện -Đường Hồ Biểu Chánh
Vẫn biết chuyện không đơn giản và dễ gì gặp người hiểu cho hoàn cảnh của mình, nhưng cũng nên tính sớm kẻo sau này các cháu lớn rồi lại khó ra. Như em cũng đã nói với anh. Con gái bây giờ tính tóan hơn thiệt lắm khi lập gia đình,cũng có người này, người nọ, chứ không phải là tất cả. Về con cái thỉnh thoảng cũng nên cởi mở và tâm sự với các cháu lần lần về việc này để thăm dò ý các cháu. Riêng em trong môi trường làm nhà hàng và trong quan hệ xã hội với mọi người cũng nên trao đổi làm quen để mọi người hiểu và giúp đở thêm và đôi khi cũng có thêm nhiều cơ hội trong bước đi thứ hai này.

Về công việc, anh biết, em bây giờ cũng chỉ theo con đường quản lý nhà hàng, em cũng đã kinh qua nhiều nhà hàng và công việc, khi được khi mất và gần như chưa ổn định lắm. Đôi khi cần tỉnh tâm và ngồi lại xem lại những công việc đã qua để rút ra những bài học: Ai, cái gì, tại sao và như thế nào cho lần sắp tới này để khác hơn, bền hơn và an toàn hơn, Em là người  hiểu rõ nhất vấn đề của mình và cũng tự quyết định cho mình. Cố lên, chúc em sớm kiếm ra mặt bằng mở nhà hàng, gặp được người nhân tâm và sớm có việc làm. Chúc các cháu sức khỏe và học giỏi. Anh gởi em và các cháu các tấm hình chụp vừa rồi.


                      Cu Trừ tại nhà















Caffe Vườn Xuân, Góc Trần văn Bánh và Nguyễn Văn Trổi
Sáng 6.10.2011


Tại Siêu thi Phú Mỹ Hưng















Cu Việt, Gia đình Phú, Thống và Chú Tùng tại quán Cafe Du Miên. (2.10.2011)











Tại Đô thi Phú Mỹ Hưng (6.10.2011)

Một Thoáng Sài Gòn

Đã lâu lắm rồi Tùng mới có dịp vào Sài Gòn. Cũng đã gần bốn năm rưởi rồi từ khi đưa Bé Bi và Sài Gòn thi Đại Học và bây giờ Bé Bi cũng đã ra trường gần 4 tháng rồi.

Đúng là Sài Gòn thay đổi rất nhiều. Đường xá sạch đẹp hơn, khang trang hơn, đặc biệt là các con đường chính đi vào quận 1 và quận 3. Các cây cầu bắt qua sông Sài Gòn hình thành nhiều thêm. Tùng đã thấy Cây cầu Phú Mỹ, cầu đi qua Bến nhà Rồng chỉ tiếc là chưa đi qua được hầm Thủ Thiêm nghe nói đã lắp đạc xong.
                               Chú Thống ở Phú Mỹ Hưng         
Các cao ốc vẫn mọc lên như nấm như Cao ốc Vincom, trung tâm Tài chính hình như cao nhất Sài Gòn vì đi đâu cũng thấy cao ốc hình giống như trái bắp này. Tùng đã đi thăm siêu thị Vincom, đúng là cũng chỉ đi cho mát và rữa con mắt vì chỉ toàn là hàng hiệu và giá của nó cũng chỉ để liếc thôi. Và hình như hàng hóa chỉ để phục vụ cho 1 bộ phận không nhỏ giới nhà giàu và VIP.

Ngoài quận Phú Nhuận và quận 3 quận 1, lần này Chú Thống đã chở Tùng đi rất nhiều nơi có dịp đi ngang qua Quận 4, quận 7, quận 10, quận Bình Thạnh,  Sài Gòn quá rộng và gần như thượng vàng hạ cám cái gì cũng có và một điều không thấy thay đổi là cuộc sống quá tấp nập, quá bận rộn và Có một sự chênh lệnh rất rõ người giàu và người nghèo, nạn tắc nghẽn xe vẫn xãy ra hằng ngày. Cuộc sống vốn dĩ như vậy và nó vẫn diển ra hằng ngày. Ơi cuộc sống mến thương !
    Cao Ốc Trung tâm Tài Chính
Tùng Gởi một số hình ảnh chup được lần này để anh chị em xem thêm.
                                                                                   
                     Nhà Thờ Đức Bà
                    Cầu qua bến Nhà Rồng












                Chợ Bến Thành




Lại kẹt xe đường Nguyễn văn Trổi, Phú Nhuận













Khu Cao Ốc, Văn phòng và trung tâm Thương mại









                             Dinh Thống Nhất









                                                       



Sông Sài Gòn





                                  Con Đường Pasteur