Sáng 28.04 tranh thủ lên , đại lý du lich Hạnh Cà Fe lấy vé Đà Nẵng, mình đi một vòng lại gặp triển lãm thư pháp tại Câu Lạc Bộ Thư Pháp Huế. Phải nói là nét bút thư pháp của người Huế đẹp bay bướm, có cái vô thường và thong thả của người Huế. Tùng có ghi lại 1 số câu thư pháp hay nhưng chụp ảnh bị nhòa sáng nên ghi lại để anh chi đọc cho biết:
Không đau khổ lấy gì làm chất liệu
Không buồn thương sao biết chuyện con người
Không nghòe đói làm sao thi vị hóa
Không lang thang sao biết gió mưa nhiều. ( Nhất Hạnh)
Thiền - Ta thoáng thấy thiên đàng không mặc cả
đến nước này xin từ đó rong chơi.
Em nghiêng chiếc nón bài thơ
Tràng tiền soi bóng lững lờ thuyền câu
Dáng ái nhẹ bước qua cầu
Mười hai vành nón vương sầu lòng ai.
Bao giờ cho đến ngày xưa
cho tôi trái thị cánh cò ca dao.
Sau khi thưởng thức các bức thư pháp, mình lại được các em thư pháp cho chữ với hai bức sau đây:
Bức nầy do em Văn Út, CLB Thư Pháp Huế Viết có nôi dung về gia đình như sau:
Gia đình vạn sự bình yên,
Tài vô lộc đến, Phước duyên tròn đầy
|
Bàn cho chữ trước CLB Thư Pháp Huế |
|
Văn Út đang cho chữ
|
|
Nét bút của Văn Út
Bức thứ hai do Chân Như, một cô gái viết thư pháp ở TP Hồ Chí Minh ra cho cử tại Nhà Sách FAHASA Huế, có cái vẽ bụi và phong trần theo nghề thiết kế thời trang nhưng có máu thư pháp, Mình xin chữ tên Tùng - Ái - Hiền - Dũng và Như tặng thêm câu nầy, tiếc là hết pin nên không chụp ảnh Chân Như được.
Người ta có nhiều nơi để đến Nhưng chỉ có một chốn để quay về
Thư Pháp Chân Như
Xong mình sang trường Quốc Học nơi này năm 1882 mình thực tập nam cuối cùng tại trường Sư phạm Huế, Ở đây, người ta đang tổ chức Hội thi Chim Chào Mào toàn quốc, có hơn 400 lông chim đủ loại, nhiều lồng chim chạm khắc rất đẹp, nghe nói co nhiều lồng lên đến vai chục triệu đồng, mới thấy thú chơi của người giàu thật là công phu và xa xỉ. Không biết giám khảo chọn chim như thế nào mà cưa thấy vài phút là có một vài lồng chim hạ xuống mang ra ngoài.
Hội Thi Chim Tại Trường Quốc Học Huế
Vòng về cầu Dã Viên, trước kía là cầu Bạch Hổ, cây cầu nầy thiết kế có nét cổ xưa, theo mình cũng là công trình thấy được cái phát triển của Huế sau gần 40 năm.
Cầu Dã Viên
Phu Văn Lâu những ngày Festival Làng Nghề Huế
|